GMP HS – là thuật ngữ viết tắt “Good Manufacturing Practice for Health Supplement” dịch ra nghĩa là “Thực hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe”.
GMP HS bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất; kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn và hiệu quả của sản phẩm, đáp ứng và duy trì cho việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tiêu chuẩn HS GMP giúp đảm bảo sản phẩm được sản xuất một cách đồng nhất và được kiểm soát theo đúng các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với mục đích sử dụng và theo đúng các quy định sản phẩm.
1. Vì sao cần áp dụng tiêu chuẩn HS GMP trong sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe?
1.1 HS GMP để đảm bảo sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn
HS GMP thực sự là một công cụ có hiệu quả để bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), có khả năng ngăn ngừa một cách chủ động nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, tạo ra các sản phẩm an toàn cho người sử dụng. HS GMP là quy phạm sản xuất, tức là các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ ở từng công đoạn hoặc một phần công đoạn cho từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng.
1.2 Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Các yêu cầu cơ bản đối với kiểm tra chất lượng như sau:
– Việc lấy mẫu, kiểm tra và kiểm nghiệm nguyên liệu ban đầu, nguyên vật liệu bao gói, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm và thành phẩm phải được mô tả cụ thể và rõ ràng bằng các quy trình đã được phê duyệt.
– Các quy trình này phải được đào tạo cho các nhân viên kiểm tra chất lượng. Việc theo dõi điều kiện môi trường để đảm bảo tiêu chuẩn HS GMP được tuân thủ cũng được mô tả cụ thể và rõ ràng.
– Luôn lưu giữ mẫu đối chiếu của nguyên liệu ban đầu và thành phẩm để có thể kiểm nghiệm sản phẩm sau này nếu cần thiết.
Các đợt xem xét chất lượng sản phẩm được thực hiện thường kỳ với mục đích đánh giá tính ổn định của quy trình hiện tại, tính hợp lý của các tiêu chuẩn hiện hành của nguyên liệu đầu vào cũng như thành phẩm để làm rõ các xu hướng và xác định các cải tiến đối với sản phẩm và quy trình sản xuất.
Quá trình sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, môi trường sản xuất, thiết bị và con người. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được sản xuất trong điều kiện giám sát chặt chẽ, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm không nên chỉ dựa vào độ tin cậy đối với một kết quả kiểm nghiệm nào đó.
1.3 Đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng, ngành công nghiệp thực phẩm và cả nước:
Khẳng định chất lượng và tạo dựng niềm tin, thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, người tiêu dùng không chỉ được sử dụng sản phẩm an toàn, chất lượng, mà còn tăng nhận thức về vệ sinh cơ bản, thêm tin tưởng vào hàng Việt Nam và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đối với ngành công nghiệp thực phẩm, áp dụng HS GMP giúp tăng số lượng người tiêu dùng, tăng độ tin cậy của Chính phủ, đảm bảo giá cả, tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị, giảm chi phí cho sản phẩm hỏng và thu hồi, cải tiến quá trình sản xuất và môi trường, cải tiến năng lực quản lý đảm bảo ATTP và tăng cơ hội kinh doanh, hội nhập.
Áp dụng HS GMP giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng, nâng cao hiệu quả và kiểm soát ATTP, giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng, xây dựng ngành Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam thành một ngành kinh tế – y tế, phát triển bền vững, lành mạnh vì sức khỏe người tiêu dùng.
2. Những nội dung cơ bản của tiêu chuẩn HS GMP
2.1 Về Nhân sự
Tiểu chuẩn HS GMP đưa ra những chuẩn mực về các vị trí làm việc trong nhà máy. Yêu cầu nhân sự về trình độ, năng lực và được đào tạo đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra nhân viên làm việc trong kho phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định của pháp luật. Nhân viên làm việc trong khu vực bảo quản phải được trang bị và mặc trang phục bảo hộ phù hợp với hoạt động tại kho.
2.2 Nhà xưởng và môi trường
Nhà máy sản xuất thực phẩm được thiết kế và thi công đúng tiêu chuẩn và phù hợp. Các khu vực của kho phải có biển hiệu chỉ rõ công năng của từng khu vực, phải có diện tích và thể tích phù hợp, đủ không gian để cho phép việc phân loại, sắp xếp hàng hóa theo các chủng loại thuốc và nguyên liệu khác nhau; phân cách theo từng loại và từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc, đảm bảo không khí được lưu thông đều.
2.3 Bảo quản sản phẩm
Về môi trường cần đảm bảo về quy trình xử lý nước thải, rác thải,…đúng quy cách. Đảm bảo được môi trường sản xuất tốt nhất tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như môi trường xung quanh nhà máy. Nhà máy phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và bảo trì một cách hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, nguyên liệu làm thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có, như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng và không ảnh hưởng tới chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng phòng sạch, chúng tôi tự tin am hiểu và có kiến thức chuyên sâu về tiêu chuẩn phòng sạch thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Chúng tôi luôn mong muốn mang lại nhiều giá trị lớn cho khách hàng. Liên hệ ngay với Chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất và hiệu quả nhất.